Đặc điểm cường quốc Cường_quốc

Danilovic nêu bật ba đặc điểm trung tâm của cường quốc, mà bà gọi là "sức mạnh, không gian và trạng thái", những đặc điểm phân biệt cường quốc với các quốc gia khác.[10]

Năng lực sức mạnh

Năng lực sức mạnh là tiêu chí cơ bản của một nước được xem là cường quốc:[11]

  • Diện tích
  • Dân số
  • Tài nguyên và kinh tế
  • Ổn định chính trị
  • Quân sự

Nhà sử học người Pháp Jean-Baptiste Duroselle nói về cường quốc trong môi trường chính trị thế giới đa cực: "đại cường là khả năng duy trì độc lập của riêng mình chống lại bất kỳ quyền lực nào khác".[12]

Phạm vi không gian

Sức mạnh của một cường quốc và khả năng ảnh hưởng của nó có một không gian địa lý xác định. Đây là yếu tố quan trọng phân biệt các cường quốc với nhau, giữa những cường quốc có khả năng ảnh hưởng toàn cầu và những cường quốc chỉ có khả năng ảnh hưởng trong một khu vực.

Arnold J. Toynbee chỉ ra rằng: "Quyền lực lớn có thể được định nghĩa là một lực lượng chính trị tạo ra một hiệu ứng đồng bộ với phạm vi rộng nhất của xã hội mà nó hoạt động. Xã hội phương Tây gần đây đã trở thành 'toàn thế giới'."[13]

Chính sách hành vi

Một tiêu chí quan trọng để xem xét một quốc gia có phải cường quốc hay không là hành vi chính sách. Một cường quốc phải có hoạt động chủ động mang tính chính sách tham gia vào đời sống chính trị quốc tế. Quốc gia đó không thể thụ động trong quan hệ quốc tế, nó phải thể hiện khả năng dẫn đầu, lãnh đạo, chi phối trong cộng đồng các quốc gia. Chính sách có chủ định và khả năng thực tế gây ảnh hưởng trong quan hệ với các nước khác là khía cạnh của một cường quốc. Tình trạng quyền lực lớn (hay trạng thái quyền lực) được nhìn thấy và thừa nhận bằng cách đánh giá các mối quan hệ của một nước với các nước khác.[14]

Trong suốt lịch sử, các cường quốc lớn ảnh hưởng đến thảo luận các vấn đề chính trị và ngoại giao đương đại, họ ảnh hưởng đối với giải pháp cuối cùng, thực thi và kết quả đối với các sự kiện. Khi các vấn đề chính trị lớn cần được giải quyết, một số cường quốc lớn đã gặp nhau để thảo luận về chúng. Ví dụ, nguyên thủ quốc gia 3 nước Đồng minh đã gặp nhau ở Hội nghị Yalta từ ngày 4 tháng 2 năm 1945 để giải quyết các vấn đề chính trị thế giới khi Thế chiến II chấm dứt. Sự kiện này đã định hình cho thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cường_quốc http://eherald.alp.org.au/articles/0906/natp28-01.... http://post.queensu.ca/~nossalk/papers/hyperpower.... http://www.foreignaffairs.com/articles/61705/ben-w... http://www.ir.rochelleterman.com/sites/default/fil... http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/... http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/... http://europa.eu/about-eu/eu-history/founding-fath... http://europa.eu/about-eu/eu-history/founding-fath... http://www.au.af.mil/au/awc/awcgate/army-usawc/str... http://www.au.af.mil/au/awc/awcgate/army-usawc/str...